BÀI GIỚI THIỆU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM.
Tên thiết bị: Mô hình nhà máy thủy điện
Môn học: Vật lí, công nghệ
Tên nhóm tác giả: Nhóm giáo viên Vật lí
Nhiệm vụ đảm nhận: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Đình Xuyên
1. Đề xuất ý tưởng:
Để gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức mới ngoài những kinh nghiệm có được trong quá trình dạy học cần phải có những tranh thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp, giúp học sinh dễ dàng hình dung và hiểu bài hơn. Ngoài những trang thiết bị do Bộ giáo dục cung cấp (Chủ yếu là tranh ảnh, một số dụng cụ, mô hình) chúng tôi muốn các em có được những hiểu biết sâu hơn, rõ ràng hơn. Do đó để học sinh có thể hiểu rõ hơn về qui trình sản xuất điện năng của nhà máy thủy điện nhóm giáo viên Vật lí trường THCS Trung Phụng đã có ý tưởng làm "Mô hình sơ đồ nhà máy thủy điện" thuận tiện cho việc thể hiện qui trình sản xuất điện năng bằng một trong những nguồn năng lượng có sẵn của đất nước. Học sinh sẽ nhận thức được rõ ràng hơn về nguồn năng lượng mà hàng ngày các em vẫn sử dụng, qua đó học sinh chủ động hơn về việc tìm hiểu về qui trình sản xuất nguồn năng lượng khác phục vụ cho đời sống và sản xuất thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học.
2. Cấu tạo:
Được thiết kế trên nền của sơ đồ nhà máy nhiệt thủy bao gồm có
- Tua bin nước (gồm các thìa nhựa được gắn trên trục của một máy phát điện mini)
- Máy phát điện xoay chiều mini: Hoạt động khi tua bin nước quay làm cho trục máy phát điện quay và phát ra điện.
- Hệ thống đèn LED
- Tranh vẽ trên nền nhựa mêca dung để minh họa cho hệ thống sản xuất điện năng bằng thủy điện
- Thùng nhựa chứa nước
- Máy bơm nước mini: Dùng để bơm nước từ thùng nhựa lên cho chảy xuống tuy bin nước làm cho tua bin nước hoạt động.
- Ống dẫn nước
- Hệ thống dây dẫn điện truyền tải điện năng.
Cách bố trí các bộ phận như hình sau:
- Tranh vẽ mêca minh họa cho hệ thống sản xuất điện năng được gắn chặt vào thùng nhựa chứa nước.
- Máy phát điện mini được gắn vào tranh vẽ mêca, gắn tua bin nước vào trục của máy phát điện mini.
- Đặt phía mặt sau tranh vẽ mêca là máy bơm nước mini, có ống nhựa dẫn nước lên phía trên của tua bin nước.
- Bố trí mạch đèn LED gắn với máy phát điện mini bằng dây dẫn điện.
3. Nguyên lí hoạt động của mô hình.
Máy bơm nước mini hút nước từ thùng nhựa lên, nước được dẫn qua đường ống chảy tới tua bin nước làm cho tua bin nước quay. Khi tua bin nước quay sẽ làm cho máy phát điện mini quay và phát ra điện, điện năng được truyền tải qua các dây dẫn điện tới mạch đèn LED và làm cho đèn LED hoạt động.
3. Tác dụng.
Dùng để làm đồ dùng biểu diễn hay minh họa khi dạy một số bài dạy sau:
* Vật lí lớp 8:
. Bài 16: Chứng tỏ nước trên cao có cơ năng (có khả năng thực hiện công làm quay tuabin).
. Bài 17: Chứng tỏ trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa cho nhau.
. Bài 27: Minh họa cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
* Vật lí lớp 9:
. Bài 34: Minh họa cho cách làm quay máy phát điện trong kĩ thuật.
. Bài 59: Minh họa cho các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng.
. Bài 60: Minh họa cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
. Bài 61: Giới thiệu về nhà máy thủy điện.
* Công nghệ 8:
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
4. Sử dụng và bảo quản:
Tùy theo nội dung bài dạy mà ta có thể sử dụng từng phần hay toàn bộ mô hình. Mô hình này hoạt động ổn định, luôn thành công khi làm thí nghiệm giúp HS phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập.
- Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, lau khô đồ dùng sau mỗi lần sử dụng. Không làm hỏng mặt tranh của mô hình, không đặt nằm mô hình tránh làm gãy, hỏng các mối nối của mạch đèn và làm gãy cánh tua bin.
BÀI GIỚI THIỆU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM.
Tên thiết bị: Mô hình nhà máy thủy điện
Môn học: Vật lí, công nghệ
Tên nhóm tác giả: Nhóm giáo viên Vật lí
Nhiệm vụ đảm nhận: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Đình Xuyên
1. Đề xuất ý tưởng:
Để gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức mới ngoài những kinh nghiệm có được trong quá trình dạy học cần phải có những tranh thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp, giúp học sinh dễ dàng hình dung và hiểu bài hơn. Ngoài những trang thiết bị do Bộ giáo dục cung cấp (Chủ yếu là tranh ảnh, một số dụng cụ, mô hình) chúng tôi muốn các em có được những hiểu biết sâu hơn, rõ ràng hơn. Do đó để học sinh có thể hiểu rõ hơn về qui trình sản xuất điện năng của nhà máy thủy điện nhóm giáo viên Vật lí trường THCS Trung Phụng đã có ý tưởng làm "Mô hình sơ đồ nhà máy thủy điện" thuận tiện cho việc thể hiện qui trình sản xuất điện năng bằng một trong những nguồn năng lượng có sẵn của đất nước. Học sinh sẽ nhận thức được rõ ràng hơn về nguồn năng lượng mà hàng ngày các em vẫn sử dụng, qua đó học sinh chủ động hơn về việc tìm hiểu về qui trình sản xuất nguồn năng lượng khác phục vụ cho đời sống và sản xuất thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên và việc sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học.
2. Cấu tạo:
Được thiết kế trên nền của sơ đồ nhà máy nhiệt thủy bao gồm có
- Tua bin nước (gồm các thìa nhựa được gắn trên trục của một máy phát điện mini)
- Máy phát điện xoay chiều mini: Hoạt động khi tua bin nước quay làm cho trục máy phát điện quay và phát ra điện.
- Hệ thống đèn LED
- Tranh vẽ trên nền nhựa mêca dung để minh họa cho hệ thống sản xuất điện năng bằng thủy điện
- Thùng nhựa chứa nước
- Máy bơm nước mini: Dùng để bơm nước từ thùng nhựa lên cho chảy xuống tuy bin nước làm cho tua bin nước hoạt động.
- Ống dẫn nước
- Hệ thống dây dẫn điện truyền tải điện năng.
Cách bố trí các bộ phận như hình sau:
- Tranh vẽ mêca minh họa cho hệ thống sản xuất điện năng được gắn chặt vào thùng nhựa chứa nước.
- Máy phát điện mini được gắn vào tranh vẽ mêca, gắn tua bin nước vào trục của máy phát điện mini.
- Đặt phía mặt sau tranh vẽ mêca là máy bơm nước mini, có ống nhựa dẫn nước lên phía trên của tua bin nước.
- Bố trí mạch đèn LED gắn với máy phát điện mini bằng dây dẫn điện.
3. Nguyên lí hoạt động của mô hình.
Máy bơm nước mini hút nước từ thùng nhựa lên, nước được dẫn qua đường ống chảy tới tua bin nước làm cho tua bin nước quay. Khi tua bin nước quay sẽ làm cho máy phát điện mini quay và phát ra điện, điện năng được truyền tải qua các dây dẫn điện tới mạch đèn LED và làm cho đèn LED hoạt động.
3. Tác dụng.
Dùng để làm đồ dùng biểu diễn hay minh họa khi dạy một số bài dạy sau:
* Vật lí lớp 8:
. Bài 16: Chứng tỏ nước trên cao có cơ năng (có khả năng thực hiện công làm quay tuabin).
. Bài 17: Chứng tỏ trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa cho nhau.
. Bài 27: Minh họa cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
* Vật lí lớp 9:
. Bài 34: Minh họa cho cách làm quay máy phát điện trong kĩ thuật.
. Bài 59: Minh họa cho các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng.
. Bài 60: Minh họa cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
. Bài 61: Giới thiệu về nhà máy thủy điện.
* Công nghệ 8:
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
4. Sử dụng và bảo quản:
Tùy theo nội dung bài dạy mà ta có thể sử dụng từng phần hay toàn bộ mô hình. Mô hình này hoạt động ổn định, luôn thành công khi làm thí nghiệm giúp HS phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập.
- Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, lau khô đồ dùng sau mỗi lần sử dụng. Không làm hỏng mặt tranh của mô hình, không đặt nằm mô hình tránh làm gãy, hỏng các mối nối của mạch đèn và làm gãy cánh tua bin.